image banner
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1.1 Vị trí địa lý
Hòa Minh là xã đồng bằng nằm về phía Đông Nam của huyện Tuy Phong, giáp ranh với các đơn vị hành chính sau:
Phía Bắc giáp     : Xã Phong Phú; 
Phía Nam giáp    : Biển đông và TT. Phan Rí Cửa;
Phía Đông giáp  : Xã Chí Công;
Phía Tây giáp    : Xã Phan Hòa và Phan Rí Thành của huyện Bắc Bình.

1.1.2 Địa hình, địa mạo

           

    Địa hình của xã chia thành 2 khu vực khá rõ rệt, tương đối bằng phẳng ở phía nam quốc lộ 1A, còn phía bắc quốc lộ 1A có địa hình trung du độ cao trung bình 8,00 – 10,00 m có nơi cao đến 15m (khu vực Trũng Heo) so với mặt biển. Sông Đồng chảy phía tây của xã theo hướng Đông Bắc - Tây Nam qua quốc lộ 1A thì kết hợp với sông Lũy rồi đổ ra biển Đông tại cửa Phan Rí (huyện Tuy Phong):

1.1.3 Các đặc trưng khí hậu

    Xã Hoà Minh nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu tác động mạnh bởi 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam và được phân chia thành 2 mùa rõ rệt.
+ Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình cả năm là 260C- 270C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 390C và tháng thấp nhất là 170C. 
+ Nắng: tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.466 giờ, mỗi ngày có từ 7- 8 giờ nắng với cường độ ánh sáng rất mạnh. Tháng 4 là tháng có số giờ nắng cao nhất và tháng 8 là tháng có số giờ nắng ít nhất.
+ Lượng mưa: Lượng mưa năm trung bình khoảng1.400 mm, có sự chênh lệch giữa các vùng. Do ảnh huởng mạnh của gió mùa Tây Nam nên mưa có xu thế giảm dần theo hướng Tây Nam – Đông Bắc và do ảnh hưởng của địa hình thấp dần Tây Bắc – Đông Nam nên mưa cũng có xu hướng giảm theo hướng này. Mùa khô hạn dài từ 7–8 tháng, lượng mưa < 5% tổng lượng mưa năm, sông suối cạn kiệt nguồn nước tạo nên môi trường khô hạn rất khắc nghiệt.
- Lượng mưa trung bình năm: 312mm.
- Lượng mưa năm thấp nhất: 159,9mm.
- Lượng mưa năm cao nhất: 1.516,8mm.
+ Gió bão: ở đây hàng năm có hai mùa gió chính; gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tốc độ gió trung bình 3-4m/s, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như sản xuất của dân cư trong  xã.

1.1.4 Thủy văn, nguồn nước

- Nguồn nước mặt: 
Nguồn nước mặt tự nhiên ở Hoà Minh là chủ yếu là hệ thống sông và các ao Bàu. Nhưng sông Đồng bị nhiễm mặn chỉ phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước mặt để sản xuất nông nghiệp được lấy nước từ khu vực trũng (Bàu Le, Trũng Heo) do bơm tát. Nguồn nước ngầm không lớn lại phân bố không đều. Qua các giếng đào trong khu dân cư cho thấy ở độ sâu từ 6 – 8 m thì có nước nhưng lượng nước không nhiều và thường bị nhiễm mặn.
Phía Nam của xã là biển, trong khu vực quy hoạch có con Sông Đồng ngắn để thoát nước vào mùa mưa, mùa khô thường cạn nước. Xã Hòa Minh nằm gần cửa Sông Luỹ đổ ra biển, nguồn nước mặt ít bị nhiễm mặn.
1.1.5 Tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng
Hòa Minh có nguồn khoáng sản không nhiều, chủ yếu là đất đá,...đang được một số đơn vị khai thác để làm nguyên vật liệu xây dựng, làm đường; tài nguyên đất sét dùng để sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của xã.
1.1.6 Tài nguyên rừng
Nhìn chung, rừng xã Hòa Minh tuy có diện tích tương đối nhỏ có 93,33ha ( chiếm 4,5% diện tích tự nhiên) song độ che phủ của rừng còn thấp, mật độ cây thưa, phẩm chất xấu, sinh trưởng chậm, khả năng phục hồi kém. Do vậy, việc sử dụng nguồn tài nguyên hiện có phải tiến hành thận trọng và đúng mức nhằm bảo vệ đất và cảnh quan môi trườngày.
1.1.7 Tài nguyên cảnh quan, môi trường
Xã Hòa Minh có vị trí địa lý khá thuận lợi, có đường QL1A chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giao lưu hàng hóa, phát triển nền kinh tế địa phương với các vùng lân cận. Điều kiện tự nhiên của xã thuận lợi cho các loại cây trồng nhiệt đới sinh trưởng và phát triển. Có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó trong lao động.
Với vị trí là xã nằm kề khu trung tâm huyện lỵ mới, dân cư sống dọc theo quốc lộ 1A, đường Triền và theo tập quán sinh hoạt cũng như sản xuất của địa phương. Nhìn chung nền kinh tế xã hội trong những năm qua chưa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe cho người dân, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sốngsinh hoạt, giữ gìn vệ sinh môi trường trong từng thôn xóm và cộng đồng.
1.2 Dânsố, văn hóa, dân tộc và phân bố dân cư
1.2.1 Dân số - lao động
- Dân số toàn xã năm 2021 là 6.602người, 1.797 hộ. bình quân 3,67người/hộ. 
- Mật độ dân số khoảng 320người/km². 
- Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2019 khoảng 0,29%.
- Nhìn chung mật độ dân số của xã cao, khoảng 320người/km². Hầu hết nhân dân sống tập trung ven quốc lộ 1A, khu dân cư mới; dân cư làm nghề Nông - Lâm - Thủy sản, Dịch vụ là chính.
- Dân số trong độ tuổi lao động của toàn xã Hoà Minh năm 2021 khoảng 4.235 người/6.602, chiếm 64,14% dân số.

Hiện trạng lao động xã Hòa Minh năm 2021

STT

Thành phần – Lĩnh vực

Số người

Tỉ lệ (%)

I

Dân số toàn xã

6.602

 

II

Lao động trong độ tuổi (tỷ lệ so với dân số)

4.235

64,14%

III

Lao động làm trong các ngành kinh tế quốc dân (tỷ lệ so với lao động trong độ tuổi)

 

 

1.2.2 Văn hóa

 
Trong những năm tới phấn đấu nâng cấp đài truyền thanh, mở rộng hệ thống loa, tăng cường công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Pháp luật Nhà nước gắn với tình hình thực tế của địa phương, biểu dương người tốt việc tốt. Cố gắng xây dựng các điểm sinh hoạt văn hóa hoạt động có chiều sâu, xây dựng nếp sống văn hóa mới theo từng hộ gia đình. Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện tốt quy địnhvề việc tang, việc cưới và lễ hội cộng đồng. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thông văn hóa. Khơi dậy các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong thiếu niên và quần chúng, tổ chức và duy trì phong trào tại các thôn. 

1.2.3 Dân tộc và tôn giáo

Thành phần dân tộc trên địa bàn chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm khoảng 99,99%.
Các dân tộc định cư tập trung theo thôn sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, buôn bán, ... cư dân ở  Hòa Minh được tự do tín ngưỡng theo pháp luật của Nhà nước, các tôn giáo chính có đông tín đồ là Phật giáo và Công giáo. Do dân cư ở đây phần lớn sống bằng nghề nông nên có nét văn hoá đặc trưng của nền văn hóa lúa nước được truyền từ đời này qua đời khác.
Hàng năm vào ngày 10/3 và rằm tháng 7 (lễ Xuân Kỳ Thu Lệ ) việc tổ chứclễ hội được diễn ra một cách long trọng cầu cho mưa thuận gió hòa, cây sai trĩu quả, thóc lúa đầy bồ, gia đình hạnh phúc an khang thịnh vượng đây cũng là dịp để con cháu đi làm ăn xa trở về sum họp với gia đình, dòng họ, xóm làng và tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân. Bên cạnh việc tổ chức tế lễ thì phần hội cũng diễn ra không kém phần long trọng với các trò chơi dân gian, văn hóa văn nghệ như: đánh cờ tướng, kéo co, đá bóng, thi văn nghệ …Phát huy truyền thống vốn có của địa phương, nhân dân Hoà Minh từ bao đời nay đã gắn bó với mảnh đất quê hương. Với ý thức tự lực, tự cường nhân dân Hòa Minh đã và đang khai thác tốt tiềm năng sẵn có của địa phương và quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

 
Tin liên quan
TRANG TRUYỀN HÌNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập